Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Giải đáp về vắc

Yến (trinhyenty1988@gmail.com) Trả lời: Trẻ em cần được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh (tốt nhất trong 24 giờ đầu sau khi sinh) và phòng lao càng sớm càng tốt, tiêm đủ 3 mũi vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (vắc-xin Quinvaxem) và uống vắc-xin phòng bại liệt. Cháu nhà bạn chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc-xin Quinvaxem (mũi 3) mà không cần tiêm thêm vắc-xin viêm gan b đơn giá, khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu. * Bé nhà cháu 18 tháng. Đã tiêm mũi lao, bại liệt, 3 mũi 5 trong 1 và 1 mũi sởi. Giờ cháu nên tiêm vắc-xin gì tiếp theo? Nguyễn Thị Lan (nguyenlandatlth@gmail.com) Trả lời: Cháu nhà bạn đã được tiêm chủng rất đầy đủ các vắc-xin phòng bệnh theo lịch tiêm chủng, hiện tại cháu 18 tháng tuổi bạn hãy đưa cháu đi tiêm vắc-xin sởi lần 2 và tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) để củng cố miễn dịch phòng bện
Các bài đăng gần đây

Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Mọi người đều có thể bị bệnh sốt xuất huyết nhưng hay gặp là trẻ em, nếu không biết cách phát hiện sớm, theo dõi và chăm sóc điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Dấu hiệu nhận biết Bệnh SXH có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết. Trong đó triệu chứng sốt là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Chứng sốt trong bệnh SXH có một số đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: sốt đột ngột; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40oC hoặc cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên. Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, có thể áp dụng chườm khăn ấm giúp trẻ hạ sốt. Chứng sốt này thường kéo dài từ 2-7 ngày. Kèm theo sốt nhiều trẻ còn đau bụng, thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn. Ói mửa, sình bụng cũng là triệu chứng hay gặp. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt

Phòng bệnh cho trẻ em vào mùa mưa

Thời tiết từ mùa nóng sang mùa mưa, độ ẩm trong không khí thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho virút, vi khuẩn, vi nấm gây bệnh phát triển. Điều này kết hợp với hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa hoàn chỉnh, khiến trẻ em dễ mắc các bệnh như: viêm đường hô hấp trên, bệnh tay chân miệng, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết... Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên Vào mùa mưa, khí hậu lạnh là yếu tố chính tạo điều thuận lợi cho virút và vi khuẩn phát triển. Trong đó, các virút là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên, gồm: Influenza, Parainfluenza, Adeno, Rhino, Entero, Corona...; do các vi khuẩn: phế cầu, liên cầu trùng nhóm A… Các bậc cha mẹ cần có giải pháp phòng bệnh cho trẻ bằng cách: vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý; giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh; giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ; người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn; không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió

Ðau khớp háng và cách chữa

Đau khớp háng có thể thoáng qua rồi biến mất, từ từ tăng dần. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng từ đơn giản đến phức tạp, từ bệnh nhẹ tới nghiêm trọng phải phẫu thuật. Và việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Quan trọng là bạn không bỏ qua và đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Nguyên nhân do đâu? Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp: Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến dẫn đến phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Thoái hóa khớp háng là hậu quả của quá trình mòn khớp, gặp nhiều ở người lớn tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở một bên khớp tại một thời điểm. Khi bệnh tiến triển, lớp sụn khớp mất dần, khe khớp hẹp lại và xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện trên lâm sàng là đau khớp háng, hạn chế biên độ vận động của háng (cứng khớp háng). Viêm khớp dạng thấp: Không giống như thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều khớp tại một thời điểm. Biểu hiện trên lâm sàng là nhiều khớp sưng, đau và

Hiểu về chóng mặt, làm chủ cơn chóng mặt

Có thể nói, chóng mặt là triệu chứng mà người bệnh than phiền quá nhiều đến nỗi bác sĩ nghe cũng… chóng cả mặt. Trải qua nhiều câu hỏi để xác định tình trạng bệnh chóng mặt, các bác sĩ mới có thể xác định được loại chóng mặt mà người bệnh đang mắc phải để có chỉ định điều trị hợp lý. Việc xác định này rất quan trọng vì bệnh nhân có xu hướng mô tả khá chung chung, lẫn lộn. Đặc biệt, việc các triệu chứng bị che mờ gây khó khăn cho việc tiên liệu của bác sĩ khi bệnh nhân có thói quen tự ý dùng thuốc theo lời mách… của bà hàng xóm, không tham vấn bác sỹ hoặc dược sĩ có chuyên môn khiến việc điều trị dứt điểm thêm khó khăn. Theo đa số các chuyên gia về thần kinh, bỏ qua các trường hợp chóng mặt không điển hình, chóng mặt cơ bản có ba loại gồm xoay tròn, choáng váng muốn xỉu, mất thăng bằng. Ảnh minh hoạ Với chóng mặt xoay tròn, người bệnh cảm thấy cơ thể hoặc đầu óc xoay tít, xoay tròn, lúc lắc hay tròng trành làm gia tăng té ngã, dễ dẫn đến lo âu, trầm cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chấ

Đau lưng, coi chừng trượt đốt sống thắt lưng

Đây là bệnh lý không hiếm gặp hiện nay, tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc bệnh nhân thường chủ quan nên đến lúc tình trạng bệnh nặng mới nhập viện. Teo chân do chủ quan Bệnh nhân nam Lê Văn H. (55 tuổi), đau cột sống thắt lưng thường xuyên hơn 10 năm, do chủ quan nên bệnh nhân tự uống thuốc nhưng không đỡ, tình trạng đau ngày càng nặng. 2 năm gần đây, bệnh nhân H đau lưng không đứng được quá 10 phút kèm theo đau lan xuống mông, đùi, mặt ngoài cẳng chân đến mắt cá chân 2 bên, đau liên tục và tăng lên khi lao động và làm việc, nghỉ ngơi thì có đỡ hơn nhưng không hết. Thỉnh thoảng còn chuột rút bắp chân. 6 tháng gần đây, hai bắp chân teo và đi lại được rất ít thì phải ngồi nghỉ vì không đi được. Bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi và thử nhiều phương pháp như: đắp thuốc lá, bấm huyệt, nắn chỉnh ngoài... nhưng không thuyên giảm mà mức độ nặng lên. Bệnh nhân vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và được các bác sĩ thăm khám, kết quả chụp phim phát hiện bệnh n

Những thói quen có hại

Uống nước chè đặc Trong lá chè có một số chất mà nếu bạn uống chè ngay sau khi ăn sẽ gây kết tủa làm cho dạ dày khó tiêu hoá protein và sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ. Ngoài ra, chè còn cản trở việc hấp thụ chất sắt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu chất sắt. Do vậy, sau bữa ăn ít nhất cách 2-3 tiếng bạn mới nên uống nước chè. Uống nước chè đặc là thói quen không tốt. “Ăn no tắm mát” Theo quan niệm: “ăn no tắm mát”. Tuy nhiên, đây là một thói quen không đúng, vì tắm là một hoạt động thư giãn và tiêu thụ calo nên khi vừa ăn cơm xong mà tắm ngay sẽ khiến co bóp dạ dày chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, mạch máu to ra, tăng thêm lượng máu lưu thông. Sau khi ăn từ 1 - 2 giờ, bạn hãy nên tắm thì sẽ giúp tăng nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp thức ăn nhanh chóng hấp thụ và có thể đẩy nhanh tiêu hoá. Đi ngủ ngay Sau khi ăn no xong cũng không nên đi ngủ ngay đặc biệt với những người cao tuổi. Lý do là ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản