Chuyển đến nội dung chính

Hiểu về chóng mặt, làm chủ cơn chóng mặt

Có thể nói, chóng mặt là triệu chứng mà người bệnh than phiền quá nhiều đến nỗi bác sĩ nghe cũng… chóng cả mặt. Trải qua nhiều câu hỏi để xác định tình trạng bệnh chóng mặt, các bác sĩ mới có thể xác định được loại chóng mặt mà người bệnh đang mắc phải để có chỉ định điều trị hợp lý. Việc xác định này rất quan trọng vì bệnh nhân có xu hướng mô tả khá chung chung, lẫn lộn. Đặc biệt, việc các triệu chứng bị che mờ gây khó khăn cho việc tiên liệu của bác sĩ khi bệnh nhân có thói quen tự ý dùng thuốc theo lời mách… của bà hàng xóm, không tham vấn bác sỹ hoặc dược sĩ có chuyên môn khiến việc điều trị dứt điểm thêm khó khăn.

Theo đa số các chuyên gia về thần kinh, bỏ qua các trường hợp chóng mặt không điển hình, chóng mặt cơ bản có ba loại gồm xoay tròn, choáng váng muốn xỉu, mất thăng bằng.

Ảnh minh hoạ

Với chóng mặt xoay tròn, người bệnh cảm thấy cơ thể hoặc đầu óc xoay tít, xoay tròn, lúc lắc hay tròng trành làm gia tăng té ngã, dễ dẫn đến lo âu, trầm cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Chóng mặt xoay tròn có thể khởi phát từ từ, khởi phát đột ngột, hoặc đến từ ngoại cảnh như đi máy bay, tàu xe… Nguyên nhân của chóng mặt xoay tròn thường đến từ rối loạn tiền đình, tai biến mạch máu não, viêm mê đạo cấp, viêm thần kinh tiền đình…

Nếu chóng mặt xoay tròn thường khiến bệnh nhân dễ té ngã thì chóng mặt choáng váng, ngất xỉu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý bệnh nhân và báo hiệu nhiều khả năng bệnh lý. Nguyên nhân có thể đến từ việc giảm tưới cung cấp máu cho não do bệnh của tim hay mạch máu, như: hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp, suy tim ứ huyết hoặc hạ đường huyết. Với chứng chóng mặt này, các bác sĩ điều trị chuyên khoa thần kinh thường tìm thêm các nguyên nhân tim mạch để có phác đồ điều trị hiệu quả.

Nếu hai kiểu chóng mặt trên tập trung ở phần đầu thì kiểu chóng mặt mất thăng bằng tập trung ở phần thân bệnh nhân. Người bệnh cảm thấy mất thăng bằng khi đi lại, thậm chí khi đứng yên. Với triệu chứng chóng mặt này, bác sĩ thường nghiêng về các nguyên nhân thuộc hệ thống kiểm soát vận động như tổn thương ở tiền đình, tủy sống, thị giác, tiểu não…, các bệnh lý thần kinh ngoại biên…

Với những thông tin cơ bản về chứng chóng mặt nêu trên, bệnh nhân phần nào hiểu được chứng chóng mặt mình đang mắc phải, để có thể mô tả rõ ràng hơn với bác sĩ, giúp cho việc chẩn đoán chính xác và gia tăng hiệu quả điều trị. Các bệnh lý dẫn đến triệu chứng chóng mặt rất đa dạng, cần tham vấn chuyên môn từ bác sĩ, dược sĩ, tránh tình trạng áp dụng các bài thuốc “gia truyền” hoặc tin vào “bác sĩ google” khiến tình trạng càng thêm nặng. Trong trường hợp tình trạng chóng mặt không rõ nguyên nhân và cần dứt cơn chóng mặt gấp để xử lý tiếp các tình huống, hoạt chất Acetyl-DL-leucine có thể được cân nhắc sử dụng theo liều lượng, khuyến cáo từ phía nhà sản xuất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giải đáp về vắc

Yến (trinhyenty1988@gmail.com) Trả lời: Trẻ em cần được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh (tốt nhất trong 24 giờ đầu sau khi sinh) và phòng lao càng sớm càng tốt, tiêm đủ 3 mũi vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (vắc-xin Quinvaxem) và uống vắc-xin phòng bại liệt. Cháu nhà bạn chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc-xin Quinvaxem (mũi 3) mà không cần tiêm thêm vắc-xin viêm gan b đơn giá, khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu. * Bé nhà cháu 18 tháng. Đã tiêm mũi lao, bại liệt, 3 mũi 5 trong 1 và 1 mũi sởi. Giờ cháu nên tiêm vắc-xin gì tiếp theo? Nguyễn Thị Lan (nguyenlandatlth@gmail.com) Trả lời: Cháu nhà bạn đã được tiêm chủng rất đầy đủ các vắc-xin phòng bệnh theo lịch tiêm chủng, hiện tại cháu 18 tháng tuổi bạn hãy đưa cháu đi tiêm vắc-xin sởi lần 2 và tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) để củng cố miễn dịch phòng bện...

Ðau khớp háng và cách chữa

Đau khớp háng có thể thoáng qua rồi biến mất, từ từ tăng dần. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng từ đơn giản đến phức tạp, từ bệnh nhẹ tới nghiêm trọng phải phẫu thuật. Và việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Quan trọng là bạn không bỏ qua và đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Nguyên nhân do đâu? Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp: Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến dẫn đến phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Thoái hóa khớp háng là hậu quả của quá trình mòn khớp, gặp nhiều ở người lớn tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở một bên khớp tại một thời điểm. Khi bệnh tiến triển, lớp sụn khớp mất dần, khe khớp hẹp lại và xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện trên lâm sàng là đau khớp háng, hạn chế biên độ vận động của háng (cứng khớp háng). Viêm khớp dạng thấp: Không giống như thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều khớp tại một thời điểm. Biểu hiện trên lâm sàng là nhiều khớp sưng, đau và ...

4 biện pháp bảo vệ đường hô hấp trẻ không cần dùng kháng sinh

Vệ sinh đường hô hấp trên Vệ sinh đường hô hấp trên cho trẻ sơ sinh là việc làm hết sức cần thiết bởi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa đủ khỏe mạnh để chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Việc vệ sinh đường hô hấp cần thực hiện cẩn trọng và đúng quy trình tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Chuyên gia khuyên dùng nước muối sinh lý đẳng trương, dạng đơn liều để là giải pháp tốt nhất cho niêm mạc mũi của trẻ và tránh lây nhiễm chéo. Ảnh minh họa Giữ ấm đường thở PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội cho biết: “Khi đường thở của trẻ bị lạnh là lúc miễn dịch tại chỗ suy yếu. Miễn dịch trên niêm mạc đường hô hấp đóng góp tới 80% khả năng phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp của cơ thể, chính vì vậy, việc giữ ấm đường thở cho trẻ là đặc biệt quan trọng để phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp khi thời tiết giao mùa như chuyển từ nóng sang mưa lạnh giống khí hậu trong miền Nam nước ta và mùa đông tại miền Bắc nước ta. Phụ huyn...