Chuyển đến nội dung chính

4 biện pháp bảo vệ đường hô hấp trẻ không cần dùng kháng sinh

Vệ sinh đường hô hấp trên

Vệ sinh đường hô hấp trên cho trẻ sơ sinh là việc làm hết sức cần thiết bởi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa đủ khỏe mạnh để chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.

Việc vệ sinh đường hô hấp cần thực hiện cẩn trọng và đúng quy trình tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Chuyên gia khuyên dùng nước muối sinh lý đẳng trương, dạng đơn liều để là giải pháp tốt nhất cho niêm mạc mũi của trẻ và tránh lây nhiễm chéo.

Ảnh minh họa

Giữ ấm đường thở

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội cho biết: “Khi đường thở của trẻ bị lạnh là lúc miễn dịch tại chỗ suy yếu. Miễn dịch trên niêm mạc đường hô hấp đóng góp tới 80% khả năng phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp của cơ thể, chính vì vậy, việc giữ ấm đường thở cho trẻ là đặc biệt quan trọng để phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp khi thời tiết giao mùa như chuyển từ nóng sang mưa lạnh giống khí hậu trong miền Nam nước ta và mùa đông tại miền Bắc nước ta. Phụ huynh có thể giữ ấm đường thở cho trẻ kể cả trong mùa hè bằng cách việc không nên để điều hòa nhiệt độ quá thấp so với môi trường bên ngoài…

Tiêm phòng vaccine

Vaccine phòng bệnh đường hô hấp như ho gà, bạch hầu là bắt buộc phải tiêm. Tuy nhiên, hiện nay có 2 loại vaccine là vaccine phòng Cúm và vaccine phế cầu do phụ huynh quyết định có tiêm cho trẻ hay không.

Cúm thường phổ biến trong mùa đông và là nguyên nhân gây bội nhiễm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm cho trẻ. Trong khi đó, phế cầu khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm phổi cho trẻ sơ sinh, là nguyên nhân chính trong nhiều bệnh lý hô hấp khác như viêm tai giữa, viêm họng… Các chuyên gia của WHO khẳng định, tiêm vaccine phế cầu giúp giảm tới 47% lượng kháng sinh điều trị phế cầu khuẩn ở trẻ.

Bú sữa mẹ 6 tháng đầu đời

Sữa mẹ cung cấp rất nhiều kháng thể cho sự hoàn thiện hệ thống miễn dịch ở trẻ. Lượng kháng thể trong sữa mẹ nhiều nhất là trong 6 tháng đầu, vì vậy việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao sức đề kháng của trẻ.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các bà mẹ trên toàn thế giới nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu nhằm giúp trẻ đạt được sức khỏe, tăng trưởng và phát triển tối ưu. Sau đó, trẻ cần được ăn bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tiếp tục bú mẹ đến hai năm tuổi hoặc lâu hơn

Nước muối sinh lý Fysoline sản xuất bởi Gifrer (Pháp) - thương hiệu có hơn 100 kinh nghiệm. Sản phẩm chuyên biệt vệ sinh mắt, mũi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên, hỗ trợ điều trị các bệnh về tai mũi họng và viêm kết mạc. Thông tin truy cập tại websitehoặc facebook. Hotline: 094 240 8866.

Số Giấy phép: 170000059/PCBA-HN

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ðau khớp háng và cách chữa

Đau khớp háng có thể thoáng qua rồi biến mất, từ từ tăng dần. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng từ đơn giản đến phức tạp, từ bệnh nhẹ tới nghiêm trọng phải phẫu thuật. Và việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Quan trọng là bạn không bỏ qua và đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Nguyên nhân do đâu? Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp: Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến dẫn đến phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Thoái hóa khớp háng là hậu quả của quá trình mòn khớp, gặp nhiều ở người lớn tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở một bên khớp tại một thời điểm. Khi bệnh tiến triển, lớp sụn khớp mất dần, khe khớp hẹp lại và xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện trên lâm sàng là đau khớp háng, hạn chế biên độ vận động của háng (cứng khớp háng). Viêm khớp dạng thấp: Không giống như thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều khớp tại một thời điểm. Biểu hiện trên lâm sàng là nhiều khớp sưng, đau và ...

Giải đáp về vắc

Yến (trinhyenty1988@gmail.com) Trả lời: Trẻ em cần được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh (tốt nhất trong 24 giờ đầu sau khi sinh) và phòng lao càng sớm càng tốt, tiêm đủ 3 mũi vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (vắc-xin Quinvaxem) và uống vắc-xin phòng bại liệt. Cháu nhà bạn chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc-xin Quinvaxem (mũi 3) mà không cần tiêm thêm vắc-xin viêm gan b đơn giá, khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu. * Bé nhà cháu 18 tháng. Đã tiêm mũi lao, bại liệt, 3 mũi 5 trong 1 và 1 mũi sởi. Giờ cháu nên tiêm vắc-xin gì tiếp theo? Nguyễn Thị Lan (nguyenlandatlth@gmail.com) Trả lời: Cháu nhà bạn đã được tiêm chủng rất đầy đủ các vắc-xin phòng bệnh theo lịch tiêm chủng, hiện tại cháu 18 tháng tuổi bạn hãy đưa cháu đi tiêm vắc-xin sởi lần 2 và tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) để củng cố miễn dịch phòng bện...